Hiện nay đã có nhiều ứng dụng có khả năng nhận dạng khuôn mặt của mọi người trong ảnh với độ chính xác cao, ví dụ như Photos trong điện thoại iPhone của Apple, ngoài ra cũng có các ứng dụng khác dành cho các thiết bị không phải của Apple. Đặc biệt hơn nữa, bạn có thể sử dụng các app để phân loại ảnh dựa theo địa điểm chụp, ví dụ như ứng dụng PhotoPrism được nhiều người lựa chọn.
Quá trình tổ chức một buổi chụp ảnh thường khó khăn không kém, nếu không muốn nói là khó hơn so với việc chụp ảnh. Bạn phải lên kế hoạch dự định chụp những gì, nhất là đối với những khách hàng khó tính.
Trong trường hợp này, những chatbot AI như ChatGPT có thể trợ giúp bạn theo nhiều cách, tương tự như những công việc sáng tạo khác. Ví dụ: bạn có thể yêu cầu ChatGPT đưa ra ý tưởng về những phong cách chụp ảnh khác nhau ở một địa điểm cụ thể. Dưới đây là những ý tưởng của ChatGPT để chụp ảnh theo phong cách đường phố ở Helsinki.
Khi đã có các ý tưởng cơ bản, bạn có thể bổ sung và điều chỉnh chúng theo cách của riêng mình và quay lại hỏi thêm ý tưởng nếu cần thiết.
Công việc của một nhiếp ảnh gia không chỉ đơn giản là mang máy ảnh ra ngoài và chụp ảnh, mà có thể bạn sẽ dành nhiều thời gian làm việc với máy tính. Sắp xếp công việc là rất quan trọng vì bạn sẽ phải làm nhiều thứ như chỉnh sửa ảnh, liên hệ với khách hàng, quản lý tài khoản mạng xã hội của mình, v.v.
Bạn có thể sử dụng AI để tóm tắt thông tin quan trọng của các tài liệu, chẳng hạn như chú thích cuối trang cho buổi chụp ảnh của bạn. Tương tự, bạn có thể ghi lại những ý tưởng của mình trên một tờ giấy và nhờ các công cụ AI tập hợp mọi thứ lại với nhau ở dạng dễ đọc hơn.
Một công cụ bạn có thể sử dụng để sắp xếp công việc và tóm tắt là Notion AI – ứng dụng được thiết kế dành cho công việc, nhưng lưu ý rằng bạn phải trả phí để sử dụng tính năng này. Ngoài ra bạn có thể sử dụng iPad để tăng tốc công việc chụp ảnh nếu bạn cảm thấy không cần AI.
Trí tuệ nhân tạo đã trở thành chủ đề được bàn tán sôi nổi vào khoảng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, nhưng trên thực tế nó đã được ứng dụng trong nhiếp ảnh từ lâu. Một trong những ví dụ lâu đời nhất, mà có thể bạn cũng đã sử dụng, là tính năng điều chỉnh hình ảnh trong quá trình chỉnh sửa.
Ứng dụng Adobe Lightroom có một số công cụ AI giúp các nhiếp ảnh gia chỉnh sửa ảnh hiệu quả hơn. Ví dụ: bạn có thể sử dụng tính năng Auto để thực hiện các điều chỉnh cơ bản để sau đó chỉnh sửa thêm. Hơn nữa, ứng dụng này có thể quét ảnh của bạn trong Lightroom CC và đề xuất các chế độ chỉnh ảnh có sẵn.
Bạn cũng có thể sử dụng AI trong Photoshop để chỉnh sửa màu sắc của hình ảnh cũng như một số khía cạnh về ánh sáng, thậm chí sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh AI như Luminar Neo.
Bên cạnh chụp ảnh, đôi lúc bạn cũng phải làm một số việc viết lách, và nếu bạn không có khiếu về lĩnh vực này thì có thể mắc lỗi thường xuyên, nhất là khi viết bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của mình.
Kiểm tra lỗi trong các bài đăng, bài viết, email và bản tin trên mạng xã hội của mình là việc rất quan trọng, nhưng ngay cả những người viết có kinh nghiệm nhất cũng đôi khi mắc lỗi. Do đó thay vì tự mình kiểm tra, bạn có thể sử dụng các công cụ AI để phát hiện lỗi chính xác hơn. Một trong những ứng dụng được dùng phổ biến là Grammarly, thường dành cho người viết nội dung văn bản và cũng có thể hữu ích đối với nhiếp ảnh gia. Ứng dụng này có thể phát hiện lỗi chính tả và ngữ pháp ở nhiều dạng tiếng Anh, bao gồm cả Anh-Anh và Anh-Mỹ. Ngoài ra bạn có thể sử dụng extension (tiện ích mở rộng) trên trình duyệt web để phát hiện lỗi chính tả khi gõ trên web.
Đối với nhiếp ảnh gia, việc có một danh sách đối tác sẽ rất hữu ích, giúp bạn cảm thấy dễ dàng đi đúng hướng hơn khi được tiếp cận những người khác cùng lĩnh vực với mình. Nếu mới bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh chuyên nghiệp, bạn có thể đã biết phong cách mình muốn theo đuổi nhưng chưa biết những thương hiệu nào phù hợp để hợp tác.
Bạn có thể yêu cầu AI tạo danh sách rút gọn gồm những đối tác phù hợp với thông số nhất định. Khi đã có gợi ý, bạn có thể ghi lại và tìm những thương hiệu phù hợp với mình. Một cách để làm điều này là nhập tên của những đối tác mơ ước và tìm kiếm “những lựa chọn thay thế” nếu bạn cảm thấy không phù hợp với bản thân.
Bạn có thể làm nghề nhiếp ảnh mà không cần mạng xã hội, nhưng tham gia các nền tảng này có thể giúp giới thiệu tác phẩm của bạn đến với mọi người dễ dàng hơn. Nhưng nếu bạn đã từng làm phát triển nội dung cho mạng xã hội thì bạn sẽ thấy rất khó để liên tục tạo ra các bài đăng hấp dẫn.
Nếu bạn đang bí ý tưởng thì có thể sử dụng AI để tìm ý tưởng làm nền cho bài đăng của mình. ChatGPT có thể giúp bạn việc này, thậm chí bạn có thể yêu cầu nó đưa ra ý tưởng để làm nội dung hình ảnh, âm nhạc.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Mình rất cần ý kiến của các bạn để cải thiện bài viết, hãy giúp mình bằng cách để lại bình luận nhé.